Những rủi ro khi kinh doanh mô hình chăm sóc xe ô tô
11:36 - 16/05/2020
Bất kỳ ngành nào hay một công việc kinh doanh đều phải đối mặt với những rủi ro. " Biết được rủi ro - đồng nghĩa với việc giảm được rủi ro " Do vậy khi mở trung tâm chăm sóc xe bạn cẩn biết những rủi ro sau.
Học kinh doanh chăm sóc xe ô tô
Mô hình kinh doanh chăm sóc xe cho người mới bắt đầu
Học mô hình kinh doanh chăm sóc xe Nhật Bản
Kinh doanh chăm sóc xe nên kết hợp với những loại hình kinh doanh nào
Những rủi ro khi kinh doanh mô hình chăm sóc xe ô tô
Hiểu rõ được những rủi ro và giảm thiểu những rủi do trong việc kinh doanh chăm sóc xe nhằm giúp bạn tránh được những rắc rối dẫn đến gia tăng chí phí làm giảm hiệu quả kinh doanh
1/ Hiểu về xu hướng kinh doanh chăm sóc xe Việt Nam và thế giới
2/ Những rủi ro từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh ( Việt Nam và Nước ngoài )
3/ Những rủi ro từ hệ thống luật pháp quản lý nhà nước ( thuế, quản lý môi trường )
4/ Cách giảm thiểu rủi ro khi mở trung tâm chăm sóc xe
Những rủi ro khi lần đầu mở trung tâm chăm sóc xe ô tô
Kinh doanh là một chuỗi hoạt động liên quan mật thiết với nhau. Bạn tiến hành kinh doanh mà không hiểu biết hoặc thiếu hiểu biết về ngành nghề mình đang làm, thì đều phải đối mặt với những rủi ro. Do vậy để tránh thất bại khi mở trung tâm chăm sóc xe bạn cẩn biết 10 điều sau:
1/ Không được tư vấn mô hình chăm sóc xe phù hợp. Không biết làm gì để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
2/ Kinh doanh thiếu định hướng rõ ràng. Kế hoạch hành động cho 3 tháng - 6 tháng đầu, cho 1 năm và 3 năm tiếp theo.
3/ Không được tư vấn thiết kế trung tâm hợp lý đáp ứng tốt nhu cầu khai thác dịch vụ.
4/ Không được đào tạo kỹ thuật chuyên môn bài bản. Tự làm theo kinh nghiệm.
5/ Chọn nhà thầu thi công thiếu chuyên môn về xây dựng xưởng chăm sóc ô tô, vật liệu thi công không hợp lý, lãng phí.
6/ Kinh doanh không có thương hiệu, hoặc thương hiệu thiếu sức cạnh tranh.
7/ Mua sắm thiết bị, dụng cụ không đạt chuẩn sử dụng thiếu hiệu quả. Hóa chất chăm sóc xe không đảm bảo chất lượng.
8/ Không biết Marketing thụ động và chủ động, Lựa chọn mô hình marketing phù hợp.
9/ Không biết phân tích điểm hòa vốn, chi phi nhân sự cho hoạt động kinh doanh.
10/ Không biết phân tích nhu cầu, dữ liệu hành vi khách hàng.